Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
82773

Xứ sở được ví "nóc nhà" xứ Thanh

Ngày 06/11/2017 22:59:36

Một thời gian dài, đồng bào Mông ở bản Pha Đén, xã Pù Nhi, huyện miền núi Mường Lát sống trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng mấy năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Pha Đén đang dần khoác lên mình “chiếc áo” của sự ấm no.

Pha Đén là bản cao nhất ở xã Pù Nhi, với độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, đây cũng là bản Mông cao nhất ở huyện biên viễn Mường Lát, đồng thời cũng là bản cao nhất của tỉnh Thanh Hoá, chính vì thế Pha Đén được ví như “nóc nhà” của xứ Thanh.

Đã nhiều lần lên Mường Lát, nghe cán bộ ở đây nói nhiều đến bản “nóc nhà” của xứ Thanh, nhưng chưa lần nào chúng tôi được đặt chân đến đó. Sau nhiều dự định, trong chuyến “thượng sơn” lên Mường Lát ngày cuối năm này, chúng tôi đã quyết định ngược Pha Đén trong gió lạnh se sắt của những ngày đông.

Bản Pha Đén nằm gọn trong một thung lũng nhỏ.
Bản Pha Đén nằm gọn trong một thung lũng nhỏ.

Khi biết tôi có ý định lên “nóc nhà” xứ Thanh, anh Nguyễn Thái Việt, cán bộ huyện Mường Lát, người có “thâm niên” đường rừng tại vùng biên viễn này cho hay: “Mấy hôm nay trời đổ mưa, không biết có đi được không?”.

Thấy chúng tôi hăng hái, anh Việt đồng ý làm người dẫn đường, anh bảo: “Mới chỉ đi dọc Tỉnh lộ 520 và một số bản quanh thị trấn thì chưa thực sự hiểu hết Mường Lát, muốn biết những đặc trưng và hoàn cảnh sống của đồng bào Mông nơi đây, phải đến bản Cang, bản Nà Hin của xã Mường Chanh, còn muốn biết những đổi thay đáng ghi nhận thì chỉ có lên Pha Đén của xã Pù Nhi thôi”.

Ngược Pha Đén vào buổi sáng sớm mưa phùn giăng giăng khắp lối khiến cho núi rừng Mường Lát trở nên âm u, lạnh lẽo. Nếu đi dọc Tỉnh lộ 520, tuyến đường độc đạo nối các huyện miền xuôi với Mường Lát, điểm cao nhất lữ khách phải qua là bản Pù Toong, xã Pù Nhi.

Nhưng so với Pha Đén, Pù Toong mới chỉ là nơi bắt đầu cuộc hành trình vượt núi. Đứng ở cuối bản Pù Toong, ngước nhìn con đường ngoằn ngoèo ngày một nhỏ dần như một dãi lụa vút lên tận trời xanh.

Gần 100% trẻ em nơi đây đều được đến trường.
Gần 100% trẻ em nơi đây đều được đến trường.

Đặt chân tới cầu treo Na Tao, những triền núi cao chót vót như muốn đâm toạc mây trời bắt đầu hiện hữu. Con “ngựa sắt” của chúng tôi gồng mình, chồm lên bò qua những con đường vắt ngang sườn núi bồng bềnh trong mây.

Vượt qua 3 ngọn núi khá cao, thuộc dãy Pha Đén hùng vĩ, thấp thoáng đâu đó bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà sàn vắt vẻo giữa lưng chừng trời. Bản Pha Đén hiện ra đẹp như một bức tranh, không gian rất đỗi bình yên. Tuy đất rộng, người thưa nhưng không khí lao động nơi đây vẫn khá tấp nập bởi những người làm lúa nương, người đi lấy nước, đuổi bò... trên triền núi.

Bản người Mông này luôn có mây mù quanh năm bao phủ. Khí hậu Pha Đén bốn mùa mát mẻ. Cái tên của mảnh đất “ngày đến sớm, đêm về muộn” này cũng xuất phát từ thực tế ấy. Theo ngôn ngữ của người bản địa, “Pha” nghĩa là núi, “Đén” là ở trên trán, có nghĩa là cao, muốn nhìn thấy thì phải ngước mắt lên.
Đường lên Pha Đén bồng bềnh trong mây.
Đường lên Pha Đén bồng bềnh trong mây.

Bản Pha Đén hiện có 67 hộ người Mông, phân bố trải dài theo con đường mòn tới 4,7km. Do khó khăn về giao thông nên đồng bào nơi đây sớm hình thành kiểu làm ăn, buôn bán tự cung tự cấp. Cây trồng chủ lực là lúa nương, ngô.

Để cây lúa cho năng suất cao, đồng bào nơi đây đã biết “ứng dụng” ống luồng làm đường dẫn nước từ các suối nhỏ về nương tạo nguồn “thuỷ nông” liên tục, ổn định. Lợi dụng khí hậu mát mẻ trên cao, bà con còn trồng nhiều loại rau ưa lạnh làm nguồn thực phẩm như cải, su su, bầu bí… để cải thiện cuộc sống.

Đón tiếp chúng tôi, Trưởng bản Lầu Văn Sung trầm ngâm: “Bản ta trước đây nghèo lắm, lại đẻ nhiều, cuộc sống của bà con quanh năm thiếu thốn. Nhiều người trẻ còn nghiện thuốc phiện, không làm được gì nên càng cơ cực.

Gần đây, bà con được cán bộ cấp giống ngô lai, được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, các chú bộ đội tuyên truyền phải chăn nuôi nhiều bò, chăm sóc rừng nên đời sống ngày càng khá giả, nhà nào cũng mua được xe máy, tivi. Dân bản cám ơn Đảng, cám ơn Chính phủ nhiều lắm”.
 Thanh niên người Mông trong lễ hội Tết.
Thanh niên người Mông trong lễ hội Tết.

Được biết, từ năm 2000, trường Tiểu học Pù Nhi đã mở được khu lẻ tại Pha Đén nên ở đây không còn cảnh thất học. Đến nay, gần như 100% số trẻ trong độ tuổi đều được đến trường, hiện tại Pha Đén có gần 20 học sinh trung học cơ sở, 10 học sinh đang trọ học THPT trên thị trấn.
Không như một số bản xa của Mường Lát, người Mông ở Pha Đén hoàn toàn có quyền tự hào bởi trong bản đã có nhiều người làm cán bộ. Đơn cử như ông Lầu Minh Pó, Trưởng ban Tổ chức Huyện uỷ Mường Lát cũng là người con của bản này. Lớp kế cận thì có anh Lầu Mai Dơ, hiện đang là Phó Bí thư Huyện đoàn Mường Lát.

Ngày trước, bản toàn hộ nghèo, hộ đói, phải chạy ăn từng bữa. Từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cuộc sống của bà con có nhiều thay đổi, nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi đã xuất hiện. Anh Chá Văn Dơ là một ví dụ điển hình.
Tại bản Pha Đén, Dơ được coi là trí thức và là người có tư duy đổi mới, anh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2005, sau đó đi nghĩa vụ quân sự. Ra quân, anh quyết định tìm cách làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Tiếp cận nhiều cái mới, với tư duy dám nghĩ, dám làm, Dơ đã nhận chăm sóc rừng cho Nhà nước, chăn nuôi bò, dê theo hướng hàng hoá. Đến nay, đàn bò của anh có 9 con, mỗi năm, từ bán bò và các hoạt động làm kinh tế khác, gia đình anh thu nhập hàng chục triệu đồng. Trong bản, Dơ cũng chính là người tích cực tuyên truyền cho dân bản xoá bỏ các hủ tục, sống theo lối sống mới. Hiện tại, Dơ đang là Đảng viên dự bị.

Tâm sự với chúng tôi, Dơ cho biết: “Trình độ dân trí của bà con đang dần được nâng cao. Gần như không còn tình trạng cúng bái đuổi ma tà mỗi khi có người ốm. Nếu có bệnh, đồng bào đã biết xuống trạm y tế khám.

Trước đây không biết chăn nuôi phát triển, trâu bò cứ thả rông trong rừng rồi bị bệnh chết. Giờ đây được cán bộ huyện tập huấn về công tác thú y nên tôi cũng đã chủ động tiêm phòng được cho trâu, bò. Kinh tế ổn định, tôi đã có thể giúp đỡ bà còn cùng vươn lên làm giàu”.

Chia tay Pha Đén, chia tay “nóc nhà” xứ Thanh sau một ngày rong ruổi trên bản người Mông, những tưởng tượng trước đây trong tôi về một “miền sơn cước” lạc hậu, khốn khổ đã không còn.

Xứ sở được ví "nóc nhà" xứ Thanh

Đăng lúc: 06/11/2017 22:59:36 (GMT+7)

Một thời gian dài, đồng bào Mông ở bản Pha Đén, xã Pù Nhi, huyện miền núi Mường Lát sống trong đói nghèo, lạc hậu. Nhưng mấy năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Pha Đén đang dần khoác lên mình “chiếc áo” của sự ấm no.

Pha Đén là bản cao nhất ở xã Pù Nhi, với độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, đây cũng là bản Mông cao nhất ở huyện biên viễn Mường Lát, đồng thời cũng là bản cao nhất của tỉnh Thanh Hoá, chính vì thế Pha Đén được ví như “nóc nhà” của xứ Thanh.

Đã nhiều lần lên Mường Lát, nghe cán bộ ở đây nói nhiều đến bản “nóc nhà” của xứ Thanh, nhưng chưa lần nào chúng tôi được đặt chân đến đó. Sau nhiều dự định, trong chuyến “thượng sơn” lên Mường Lát ngày cuối năm này, chúng tôi đã quyết định ngược Pha Đén trong gió lạnh se sắt của những ngày đông.

Bản Pha Đén nằm gọn trong một thung lũng nhỏ.
Bản Pha Đén nằm gọn trong một thung lũng nhỏ.

Khi biết tôi có ý định lên “nóc nhà” xứ Thanh, anh Nguyễn Thái Việt, cán bộ huyện Mường Lát, người có “thâm niên” đường rừng tại vùng biên viễn này cho hay: “Mấy hôm nay trời đổ mưa, không biết có đi được không?”.

Thấy chúng tôi hăng hái, anh Việt đồng ý làm người dẫn đường, anh bảo: “Mới chỉ đi dọc Tỉnh lộ 520 và một số bản quanh thị trấn thì chưa thực sự hiểu hết Mường Lát, muốn biết những đặc trưng và hoàn cảnh sống của đồng bào Mông nơi đây, phải đến bản Cang, bản Nà Hin của xã Mường Chanh, còn muốn biết những đổi thay đáng ghi nhận thì chỉ có lên Pha Đén của xã Pù Nhi thôi”.

Ngược Pha Đén vào buổi sáng sớm mưa phùn giăng giăng khắp lối khiến cho núi rừng Mường Lát trở nên âm u, lạnh lẽo. Nếu đi dọc Tỉnh lộ 520, tuyến đường độc đạo nối các huyện miền xuôi với Mường Lát, điểm cao nhất lữ khách phải qua là bản Pù Toong, xã Pù Nhi.

Nhưng so với Pha Đén, Pù Toong mới chỉ là nơi bắt đầu cuộc hành trình vượt núi. Đứng ở cuối bản Pù Toong, ngước nhìn con đường ngoằn ngoèo ngày một nhỏ dần như một dãi lụa vút lên tận trời xanh.

Gần 100% trẻ em nơi đây đều được đến trường.
Gần 100% trẻ em nơi đây đều được đến trường.

Đặt chân tới cầu treo Na Tao, những triền núi cao chót vót như muốn đâm toạc mây trời bắt đầu hiện hữu. Con “ngựa sắt” của chúng tôi gồng mình, chồm lên bò qua những con đường vắt ngang sườn núi bồng bềnh trong mây.

Vượt qua 3 ngọn núi khá cao, thuộc dãy Pha Đén hùng vĩ, thấp thoáng đâu đó bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà sàn vắt vẻo giữa lưng chừng trời. Bản Pha Đén hiện ra đẹp như một bức tranh, không gian rất đỗi bình yên. Tuy đất rộng, người thưa nhưng không khí lao động nơi đây vẫn khá tấp nập bởi những người làm lúa nương, người đi lấy nước, đuổi bò... trên triền núi.

Bản người Mông này luôn có mây mù quanh năm bao phủ. Khí hậu Pha Đén bốn mùa mát mẻ. Cái tên của mảnh đất “ngày đến sớm, đêm về muộn” này cũng xuất phát từ thực tế ấy. Theo ngôn ngữ của người bản địa, “Pha” nghĩa là núi, “Đén” là ở trên trán, có nghĩa là cao, muốn nhìn thấy thì phải ngước mắt lên.
Đường lên Pha Đén bồng bềnh trong mây.
Đường lên Pha Đén bồng bềnh trong mây.

Bản Pha Đén hiện có 67 hộ người Mông, phân bố trải dài theo con đường mòn tới 4,7km. Do khó khăn về giao thông nên đồng bào nơi đây sớm hình thành kiểu làm ăn, buôn bán tự cung tự cấp. Cây trồng chủ lực là lúa nương, ngô.

Để cây lúa cho năng suất cao, đồng bào nơi đây đã biết “ứng dụng” ống luồng làm đường dẫn nước từ các suối nhỏ về nương tạo nguồn “thuỷ nông” liên tục, ổn định. Lợi dụng khí hậu mát mẻ trên cao, bà con còn trồng nhiều loại rau ưa lạnh làm nguồn thực phẩm như cải, su su, bầu bí… để cải thiện cuộc sống.

Đón tiếp chúng tôi, Trưởng bản Lầu Văn Sung trầm ngâm: “Bản ta trước đây nghèo lắm, lại đẻ nhiều, cuộc sống của bà con quanh năm thiếu thốn. Nhiều người trẻ còn nghiện thuốc phiện, không làm được gì nên càng cơ cực.

Gần đây, bà con được cán bộ cấp giống ngô lai, được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, các chú bộ đội tuyên truyền phải chăn nuôi nhiều bò, chăm sóc rừng nên đời sống ngày càng khá giả, nhà nào cũng mua được xe máy, tivi. Dân bản cám ơn Đảng, cám ơn Chính phủ nhiều lắm”.
 Thanh niên người Mông trong lễ hội Tết.
Thanh niên người Mông trong lễ hội Tết.

Được biết, từ năm 2000, trường Tiểu học Pù Nhi đã mở được khu lẻ tại Pha Đén nên ở đây không còn cảnh thất học. Đến nay, gần như 100% số trẻ trong độ tuổi đều được đến trường, hiện tại Pha Đén có gần 20 học sinh trung học cơ sở, 10 học sinh đang trọ học THPT trên thị trấn.
Không như một số bản xa của Mường Lát, người Mông ở Pha Đén hoàn toàn có quyền tự hào bởi trong bản đã có nhiều người làm cán bộ. Đơn cử như ông Lầu Minh Pó, Trưởng ban Tổ chức Huyện uỷ Mường Lát cũng là người con của bản này. Lớp kế cận thì có anh Lầu Mai Dơ, hiện đang là Phó Bí thư Huyện đoàn Mường Lát.

Ngày trước, bản toàn hộ nghèo, hộ đói, phải chạy ăn từng bữa. Từ khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, cuộc sống của bà con có nhiều thay đổi, nhiều gương điển hình làm kinh tế giỏi đã xuất hiện. Anh Chá Văn Dơ là một ví dụ điển hình.
Tại bản Pha Đén, Dơ được coi là trí thức và là người có tư duy đổi mới, anh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2005, sau đó đi nghĩa vụ quân sự. Ra quân, anh quyết định tìm cách làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Tiếp cận nhiều cái mới, với tư duy dám nghĩ, dám làm, Dơ đã nhận chăm sóc rừng cho Nhà nước, chăn nuôi bò, dê theo hướng hàng hoá. Đến nay, đàn bò của anh có 9 con, mỗi năm, từ bán bò và các hoạt động làm kinh tế khác, gia đình anh thu nhập hàng chục triệu đồng. Trong bản, Dơ cũng chính là người tích cực tuyên truyền cho dân bản xoá bỏ các hủ tục, sống theo lối sống mới. Hiện tại, Dơ đang là Đảng viên dự bị.

Tâm sự với chúng tôi, Dơ cho biết: “Trình độ dân trí của bà con đang dần được nâng cao. Gần như không còn tình trạng cúng bái đuổi ma tà mỗi khi có người ốm. Nếu có bệnh, đồng bào đã biết xuống trạm y tế khám.

Trước đây không biết chăn nuôi phát triển, trâu bò cứ thả rông trong rừng rồi bị bệnh chết. Giờ đây được cán bộ huyện tập huấn về công tác thú y nên tôi cũng đã chủ động tiêm phòng được cho trâu, bò. Kinh tế ổn định, tôi đã có thể giúp đỡ bà còn cùng vươn lên làm giàu”.

Chia tay Pha Đén, chia tay “nóc nhà” xứ Thanh sau một ngày rong ruổi trên bản người Mông, những tưởng tượng trước đây trong tôi về một “miền sơn cước” lạc hậu, khốn khổ đã không còn.